Khái niệm và những điều cần biết về Dịch thuật

Dịch thuật (hoặc phiên dịch) là việc luận giải nghĩa của một ngôn ngữ (dưới dạng đoạn văn, tài liệu nguồn) chuyển sang một ngôn ngữ khác (dưới dạng đoạn văn, tài liệu đích – bản dịch).

Hình thức dịch nói (hay dịch miệng – là một khía cạnh của phiên dịch) được ra đời trước khi có chữ viết đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao tiếp bằng miệng hoặc ngôn ngữ ký hiệu giữa người sử dụng các ngôn ngữ khác nhau. Hình thức dịch viết (biên dịch) ra đời sau khi nền văn học được ghi lại bằng chữ viết phát triển.

Một cách đơn giản, dịch thuật hình thức diễn đạt lại 1 ngôn ngữ dưới dạng một ngôn ngữ khác.

Các loại hình dịch thuật

Dịch thuật với mục đích là diễn đạt với mức chính xác tối đa sang một ngôn ngữ khác, cho nên không được phép thay đổi ý nghĩa hay quan điểm của người khác bởi người dịch, nghĩa là việc truyền tải thông tin phải đảm bảo tính chính xác.

Để bản dịch đảm bảo chất lượng thì điều quan trọng là văn bản nguồn phải chuẩn xác. Ngay cả viết đúng ngữ pháp vẫn là chưa đủ, bản dịch cần đạt sự uyển chuyển trong cách diễn đạt ngôn từ.

Dịch thuật tồn tại dưới hai hình thức: Biên dịch (phiên dịch viết) và thông dịch (phiên dịch nói)

Biên dịch (dịch tài liệu, dịch văn bản, hợp đồng, hồ sơ, giấy tờ, bằng cấp, chứng chỉ, hồ sơ xin visa…) là việc chuyển ngữ văn bản từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác mà vẫn giữ nguyên vẹn ý nghĩa ban đầu.

Thông dịch (phiên dịch đuổi, ca bin, tháp tùng, hội thảo) là chuyển ngữ một câu nói, một thuật từ, một tài liệu bằng tiếng này sang tiếng khác và cũng không thay đổi nghĩa ban đầu.  

Tuy biên và thông dịch khác nhau về mặt hình thức nhưng bản chất là giống nhau. Một phiên dịch viên cần được đào tạo tốt cả dịch nói và dịch viết.

Những yêu cầu của ngành dịch thuật

– Am hiểu đa lĩnh vực, không ngừng cập nhật kiến thức mới

Yêu cầu đầu tiên cho một dịch giả dịch văn bản là phải có tính cẩn thận trong việc tìm hiểu những gì cần dịch, bạn có thể là một biên dịch viên tốt hơn nếu biết cách chuẩn bị lượng kiến thức chuyên ngành trước mỗi chủ đề dịch.

– Ngôn ngữ

Một quốc gia đều có ngôn ngữ của riêng mình, và ngôn ngữ của dân tộc đó luôn liên tục phát triển. Chính vì thế mà người dịch văn bản luôn phải trau dồi kiến thức ngôn ngữ, kể cả ngôn ngữ của chính dân tộc mình. Việt Nam hiện nay đứng trước sự hội nhập thế giới, nhiều khái niệm, thuật từ mới xuất hiện nên việc cập nhật thường xuyên sẽ làm cho vốn từ của dịch giả tăng lên, diễn đạt văn bản dịch trơn tru, không bị sai.

 – Tính kỷ luật

Hành nghề dịch thuật, lương tâm nghề nghiệp, văn hóa công sở luôn được ưu tiên hàng đầu. Bởi vì bạn phải trung thành với tài liệu gốc, dịch sai có thể ngay lúc đó người đọc hay người nghe không nhận ra ngay, nhưng hậu quả của việc dịch sai có thể sẽ khiến gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.

Ngoài ra nghề dịch thuật áp lực khá cao, đôi khi là áp lực về tiến độ hoàn thành và yêu cầu mức độ chính xác của khách hàng. Người dịch chịu nhiều sức ép khiến tâm lý căng thẳng mà bản dịch có thể không được hoàn hảo ngay. Vì lẽ đó, bản thân dịch giả phải luôn quyết tâm, không ngừng rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn, thuật ngữ, cập nhật công nghệ dịch hiện đại để tạo nên một bản dịch hay, hấp dẫn.

– Phiên dịch viên cần hiểu nhanh tâm lý người nói

Để truyền tải thông tin nhanh chóng và chính xác thì người dịch nói cần thiết phải hiểu được tâm lý người nói (ngôn ngữ nguồn), nét văn hóa của mỗi quốc gia, bởi lẽ mỗi dân tộc, con người đều có phong thái nói chuyện riêng, khác biệt.

Ngành dịch thuật luôn đem lại mức thu nhập cao khi một dịch giả có thể cộng tác với nhiều công ty dịch thuật, văn phòng công chứng, hơn nữa lại có thể khám phá các tri thức mới, văn hóa vùng miền, địa phương, đặc biệt dịch thuật tiếng Anh, dịch tài liệu tiếng Trung, dịch văn bản tiếng Hàn, dịch hợp đồng tiếng Nhật… đang là lựa chọn hàng đầu hiện nay. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có cái nhìn và hướng tiếp cận về dịch thuật một cách rõ ràng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0968256450