Hiệu đính bản dịch được xem là một trong những công đoạn không thể thiếu trong quá trình dịch thuật. Ở bài viết này dịch thuật tài liệu sẽ cùng bạn tìm hiểu xem hiệu đính bản dịch là gì là gì và các bước cần lưu ý trong dịch thuật nhé.
Khi khách hàng đã có bản dịch thô mà chưa hài lòng với chất lượng cũng như các lỗi chính tả, ngữ nghĩa, đừng ngại ngần hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ. Cam kết hiệu đính đạt chuẩn, uy tín số 1 Hà Nội, tp HCM và trên toàn quốc. Khác với các đơn vị dịch thuật thông thường, việc hiệu đính tại Dịch thuật tài liệu luôn được thực hiện bởi chuyên gia bản địa hoặc chuyên gia ngôn ngữ cao cấp với kinh nghiệm và chuyên môn sâu.
1. Hiệu đính bản dịch là gì?
Hiệu đính bản dịch là một quá trình bao gồm hai bước:
Bước 1: Kiểm tra, sửa lỗi, rà soát mọi lỗi chính tả, bố cục, tên riêng, tên viết tắt,…
Bước 2: Chỉnh sửa về nội dung, ý tưởng cách hành văn sao cho mạch lạc và chuẩn xác và sát với bản gốc nhất.
Thông thường đối với những bài dịch thuật có ít sai sót trong câu từ, diễn đạt, hình thức thì người hiệu đính sẽ chỉnh sửa trực tiếp lên bản dịch gốc. Còn đối với những bản dịch có lỗi lớn, sai sót nghiêm trọng, thậm chí không phù hợp với nội dung bản gốc thì sẽ được chuyển cho biên dịch dịch lại.
Việc hiệu đính bản dịch đòi hỏi người thực hiện cần phải có kỹ năng lẫn chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn mới có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
2. Tầm quan trọng của hiệu đính bản dịch trong dịch thuật
Việc dịch thuật một bản dịch mặc dù được thực hiện bởi các biên dịch viên chuyên nghiệp nhưng cho dù biên dịch có giỏi như nào cũng khó tránh khỏi những sai sót và khó tìm ra được lỗi sai của chính mình trong mỗi bản dịch.
Chính vì thế khi ấy, việc hiệu đính dịch thuật là điều vô cùng cần thiết. Không chỉ riêng bản dịch thuật mà đa số các giấy tờ văn bản đều cần phải được rà soát lại trước khi bàn giao gửi đến các cá nhân và đơn vị khác.
Hiệu đính dịch thuật sẽ giúp hạn chế lỗi sai đồng thời giảm được chi phí và thời gian khi phải dịch đi dịch lại. Một bản dịch hoàn hảo được hiệu đính kỹ càng chính xác sẽ được sự đón nhận từ nhiều độc giả, người đọc, người nghe, khả năng truyền tải thông điệp cũng sẽ ý nghĩa và hiệu quả hơn rất nhiều.
Ngoài ra khi hiệu đính người hiệu đính cũng cần nắm một số nguyên tắc sau:
- Đọc văn bản ngược: Giúp xác định được chính xác các lỗi chính tả từ phải sang trái, tập trung kỹ vào từng từ để xác định lỗi sai.
- Đọc bản dịch nhiều lần: Để xác định lỗi sai từ nhỏ đến lớn: ngữ pháp, cấu trúc câu, từ ngữ, chính tả, dấu chấm câu,…
- Sử dụng từ điển chính thống để đưa ra những từ ngữ chính xác nhất
- Ghi chép lại những lỗi thường gặp trong bài dịch để rút kinh nghiệm cho những lần hiệu đính sau.
3. Các lưu ý khi hiệu đính bản dịch cần nắm rõ
3.1. Về thời gian
Hiệu đính là bước thứ 2 của quy trình TEP, được bắt đầu tiến hành khi biên dịch viên đã hoàn thành bản dịch. Nếu biên dịch viên đã đọc bản hiệu đính và thấy hài lòng thì bước cuối cùng là gởi tới phòng Check (nhóm bộ phận Đọc soát) để check lại lần cuối trước khi phát hành chính thức tới tay khách hàng.
3.2. Người thực hiện
Hiệu đính viên có thể là người trong nước nhưng cần am hiểu cả ngôn ngữ dịch và ngôn ngữ nguồn. Luôn luôn tại https://dichthuattailieu.com thực hiện Hiệu đính bởi dịch giả bản xứ (theo yêu cầu khách hàng) hoặc chuyên gia ngôn ngữ với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề dịch thuật, thành thạo các công cụ hỗ trợ hiệu đính trên máy tính như Trados…
Đối với việc Đọc soát, biên dịch viên Đọc soát phải hiểu rõ và thông thạo ngôn ngữ đích, còn tại https://dichthuattailieu.com có hẳn 1 phòng check bao gồm người bản địa và chuyên gia trong nước giàu kinh nghiệm tiến hành đọc soát cẩn thận.
3.3. Về yêu cầu
Công việc Hiệu đính thực chất là địa phương hóa ngôn ngữ, bảo đảm bản dịch có nội dung chính xác so với bản gốc, ngữ văn, ngữ cảnh mạc lạc, rõ ý, trơn tru, sinh động mà không làm mất đi ngữ nghĩa ban đầu. Đặc biệt là nội dung cần phù hợp và nhất quán với văn hóa vùng miền, quốc gia. Đọc soát lại là khâu cuối cùng kiểm duyệt lại lần nữa để bản dịch hiệu đính sẽ hoàn hảo, không còn các lỗi số học, đánh máy, chính tả, dấu câu…
3.4. Phạm vi và hướng tiếp cận
Hiệu đính là việc tiếp cận văn bản dịch thông qua từ, câu, đoạn văn. Đọc soát tiếp cận trên cấp độ tổng thể của văn bản dịch.
3.5. Cụ thể công việc.
Đối với Hiệu đính, dịch giả cần kiểm tra xem: từ ngữ có thể hiện đúng, chính xác ý nghĩa của tài liệu ban đầu không, thuật từ chuyên ngành dùng đã đúng chưa hay chỉ mới dùng từ gần nghĩa, ngữ pháp có chuẩn không, ngữ cảnh và văn phong có phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực theo tài liệu gốc chưa, diễn giải theo ngôn ngữ đích có dài quá không.
Việc Đọc soát lại cần check lại chủ yếu về mặt hình thức như: lỗi chính tả, cấu trúc câu, ngữ pháp, dấu câu, sử dụng từ nhất là đồng âm khác nghĩa, bố cục, căn lề, dấu cách, xuống dòng giữa các đoạn văn…
3.6. vai trò
Cả hai đều có tầm quan trọng đối với mỗi dự án dịch thuật. Việc chuyển ngữ đơn thuần bởi biên dịch viên nếu không có quy trình quản lý chất lượng TEP (chúng tôi tiên phong áp dụng ISO chuẩn quốc tế) về dịch thuật sẽ khiến bản dịch có sai sót, và điều này ảnh hưởng tới công việc của khách hàng cũng như uy tín của công ty dịch thuật.
4. Quy trình hiệu đính bản dịch tại Dịch Thuật Tài Liệu
Bước 1: Tiếp nhận tài liệu từ khách hàng
Khách hàng có thể gửi file mềm bản dịch qua email hoặc đến gửi trực tiếp tại văn phòng Dịch thuật 24h để đội ngũ nhân viên tư vấn và hỗ trợ.
Bước 2: Phân tích tài liệu và báo giá
Sau khi tiếp nhận tài liệu, bộ phận chuyên viên tại Dịch Thuật Tài Liệu sẽ thực hiện việc kiểm tra và phân loại. Cụ thể ở các phần như loại ngôn ngữ, tính đặc thù, chuyên ngành, số lượng,… từ đó làm cơ sở để báo giá chi tiết cùng với đó là tiến độ làm việc thời gian hoàn thành việc hiệu đính bản dịch. Nếu như khách hàng đồng ý thì sẽ tiến hành ký hợp đồng.
Bước 3: Triển khai thực hiện
Sau khi tiến hành thỏa thuận xong, văn phòng Dịch Thuật Tài Liệu sẽ phân bổ nhân sự hợp lý phù hợp với mức độ bản dịch để đảm bảo được chất lượng cũng như tiến độ làm việc theo đúng thỏa thuận.
Bước 4: Dịch thuật
Trước khi dịch thuật, biên dịch viên tại Dịch Thuật Tài Liệu sẽ tìm hiểu sơ lược về ngành nghề cũng như các thuật ngữ chuyên ngành. Sau đó sẽ tiến hành dịch, chuyển đổi tài liệu sang ngôn ngữ theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo nguyên tắc chính xác, dịch sát nghĩa, truyền tải đúng thông điệp theo như nội dung gốc.
Bước 5: Hiệu đính bản dịch
Sau khi hoàn tất việc biên dịch, bản dịch sẽ được chuyển cả file dịch và file gốc đến bộ phận hiệu đính. Đội ngũ nhân viên tại Dịch Thuật Tài Liệu sẽ kiểm tra từ 2 đến 3 lần để tìm ra các lỗi sai cơ bản cũng như phức tạp nếu có để chỉnh sửa và hoàn thiện bản dịch một cách chính hoàn hảo nhất
Bước 6: Giao nhận bản dịch
Sau khi nhận bản dịch, khách hàng sẽ kiểm tra kỹ càng lại một lần nếu có bất cứ sai sót nào có thể báo ngay tới Dịch Thuật Tài Liệu để hỗ trợ kịp thời và không được điều chỉnh bất cứ nội dung nào trong bản dịch hoàn thiện.
Bước 7: Bàn giao bản dịch
Các bản dịch sau khi được hiệu đính và chỉnh sửa theo ý khách hàng (nếu có) sẽ được gửi tới khách hàng và thanh toán.
Với kinh nghiệm dịch thuật văn bản lâu năm, uy tín số 1 toàn quốc cùng với đội ngũ dịch giả hùng hậu, chuyên gia ngôn ngữ cao cấp và đặc biệt là nhóm dịch giả bản địa đa ngôn ngữ đã và đang làm việc trực tiếp và hợp tác lâu dài với Công ty, chúng tôi sẵn sàng đáp ứng dịch thuật văn bản và hiệu đính bản dịch cho mọi khách hàng, nhận hiệu đính dự án lớn, mang tính chuyên ngành khó với chi phí rẻ nhất thị trường.
Quý khách nhận được bản dịch từ một đơn vị dịch thuật hoặc tự dịch và cảm thấy không hài lòng với chất lượng, hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và ưu đãi về giá.
Địa Chỉ: VPĐD: 30D Kim Mã Thượng, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội
Hotline 24/7: 0968.256.450
Điện thoại: 0246.658.7358
Email: Tuvandichtailieu@gmail.com