Sao y công chứng là việc đóng dấu chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền chứng nhận bản sao là đúng so với bản chính. Nhưng nhiều trường hợp mất nhiều thời gian mang đi nộp rồi lại trả về, khiến không ít khách hàng băn khoăn vì sao không thể làm được điều này, lý do là bản chính không đúng quy định hay không còn giá trị pháp lý, hoặc bản sao không đủ tính hợp lệ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và nắm được các quy định của sao y công chứng.

Sao y công chứng

Bản sao hợp lệ là gì?

Bản sao, hay bản chụp là bản chép lại y nguyên nội dung của bản gốc ban đầu với định dạng theo đúng thể thức quy định.

Bản sao phải được thực hiện từ bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc và chỉ có giá trị pháp lý như bản chính nếu được cơ quan thẩm quyền chứng thực bản sao đúng với bản chính, đầy đủ ngày tháng năm chứng thực, số chứng thực, quyển số, chức vụ, họ tên người có thẩm quyền, con dấu pháp lý của cơ quan sao y, chẳng hạn: sao y sổ hộ khẩu, sao y sổ tiết kiệm, sao y sổ đỏ… Những bản sao dưới dạng thức chỉ phô tô, hoặc chụp lại, đánh máy đúng đủ về hình thức và nội dung như bản chính nhưng không có dấu chứng thực của cơ quan có thẩm quyền đều không có giá trị pháp lý. Nói cách khác bản sao đó không hợp lệ.

https://dichthuattailieu.com giúp bạn làm rõ thế nào là một bản sao hợp lệ như sau:

1. Đa phần là được thực hiện bởi cơ quan nhà nước hoặc văn phòng công chứng. Tùy theo từng loại hồ sơ và mục đích sử dụng mà khách hàng có thể đến các cơ quan trên để thực hiện sao y công chứng.

2. Bản sao hợp lệ có giá trị dùng thay cho bản chính trong các hoạt động giao dịch, thủ tục pháp lý, trừ khi có các quy định khác.

3. Chữ ký chứng thực trên bản sao là cơ sở chứng minh trách nhiệm pháp lý của người ký (công chứng viên) đối với nội dung giấy tờ, hồ sơ.

 4. Giá trị của các bản sao y hợp đồng, giao ước, văn bản thỏa thuận… là chứng thực địa điểm, thời gian các bên đã ký kết, chứng minh ý chí tự nguyện, năng lực hành vi dân sự, chữ ký của các bên tham gia.

Theo quy định của pháp luật thì cơ quan, tổ chức pháp lý nào ban hành văn bản thì cơ quan, tổ chức pháp lý đó có thẩm quyền cấp bản sao. Như vậy  thẩm quyền cấp bản sao y bản chính hiện nay thuộc về:

–  Phòng công chứng, UBND cấp xã, phường, quận, huyện

– Văn phòng công chứng tư

– Cơ quan ban hành văn bản (nhưng có lưu trữ bản gốc)

Sao y công chứng

Thẩm quyền chứng thực Sao y công chứng

Thông tư số 01/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 03 tháng 03 năm 2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định:

1. Số chứng thực bản sao từ bản chính được ghi theo từng loại giấy tờ được chứng thực và quy định không cho phép lấy số chứng thực theo lượt người yêu cầu chứng thực.

Về điều này có ví dụ làm rõ như sau:

Ông X cần chứng thực bản sao từ bản chính 3 loại giấy tờ: căn cước công dân của ông X, căn cước công dân của vợ ông X và sổ hộ khẩu của gia đình ông X. Khi cấp chứng thực, bản sao căn cước công dân của ông X là một số, của vợ ông X là 1 số và của sổ hộ khẩu gia đình ông X là một số. Nghĩa là cơ quan có thẩm quyền sẽ ghi 3 số chứng thực khác nhau tương ứng 3 giấy tờ trên.

2. Số chứng thực được ghi theo từng loại giấy tờ khi lấy số chứng thực chữ ký, giấy tờ, văn bản và chứng thực chữ ký người dịch, tuyệt đối không lấy số theo lượt người yêu cầu chứng thực.

3. Đối với hợp đồng, số chứng thực được ghi theo từng công việc, không lấy theo lượt người hoặc theo số bản hợp đồng.

4. Chủ tịch UBND huyện, quận có quyền hủy bỏ giá trị pháp lý của văn bản, giấy tờ không đúng quy định do Phòng tư pháp chứng thực. Chủ tịch UBND cấp xã, phường có quyền quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản không đúng quy định do cơ quan mình chứng thực. Đồng thời sau khi hủy bỏ phải đăng tải thông tin đó lên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, thành phố.

5. UBND cấp xã, phường có thẩm quyền chứng thực các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp, hoặc các tài liệu tiếng Việt nhưng có một số ít từ bằng tiếng nước ngoài, hoặc tài liệu dạng song ngữ tiếng Việt và một ngôn ngữ nước ngoài.

6. Phòng Tư pháp cấp huyện, quận có quyền chứng thực giấy tờ, văn bản song ngữ trong đó mọi nội dung được ghi bằng tiếng Việt và một ngôn ngữ nước ngoài; hoặc giấy tờ, văn bản chỉ bằng tiếng nước ngoài có đan xen một số từ tiếng Việt.

7. Đối với giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài, trong trường hợp người chứng thực tiếp nhận hồ sơ mà chưa hiểu nội dung thì có quyền yêu cầu người nộp kèm theo bản dịch tiếng Việt và bản dịch này không cần công chứng nhưng yêu cầu người nộp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.

8. Khi chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp như: Thẻ căn cước, thẻ cư trú, thẻ thường trú, hộ chiếu, bằng tốt nghiệp, giấy phép lái xe, chứng chỉ, bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ hoặc công chứng bản dịch các giấy tờ trên thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự (HPHLS).

9. Người dịch phải có trình độ cử nhân (đại học) ngoại ngữ trở lên về ngôn ngữ cần dịch hoặc có bằng đại học trở lên đối với các chuyên ngành khác được học bằng ngôn ngữ nước ngoài cần dịch (cần xuất trình bảng điểm hoặc giấy tờ để chứng minh ngôn ngữ học của mình).

Chẳng hạn, cô Y có trình độ đại học Luật quốc tế tại Nhật Bản, chương trình học bằng tiếng Nhật Bản, thì cô Y đủ tiêu chuẩn để dịch tiếng Nhật Bản. Ông X có trình độ thạc sĩ kinh tế tại Trung Quốc và chương trình học tiếng Anh thì ông X đủ tiêu chuẩn để dịch tiếng Anh.

10. Tính phổ biến của ngôn ngữ được hiểu là ngôn ngữ đó được nhiều người Việt Nam có thể dịch ra tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ đó được sử dụng nhiều tại Việt Nam. Cụ thể: tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn, Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha.

11. Phòng Tư pháp chỉ chứng thực chữ ký dịch giả không phải là cộng tác viên của Phòng khi người đó tự dịch các giấy tờ, văn bản của chính mình. Đối với giấy tờ không phải của chính họ, thì chữ ký lời chứng người dịch phải là chữ ký của dịch giả cộng tác viên của Phòng Tư pháp thực hiện. Đối với các ngôn ngữ không phổ biến, và dịch giả lại không có bằng cấp đại học, cử nhân thì khi chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về bản dịch đồng thời phải nộp bản cam kết về việc thông thạo loại ngôn ngữ đó. Ngoài ra cần cung cấp căn cước công dân (hoặc chứng minh thư, hộ chiếu).

12. Khi đăng ký là cộng tác viên dịch tiếng hiếm (ngôn ngữ không phổ biến) mà không có đủ bằng cử nhân hoặc đại học thì phải nộp giấy tờ khác thay thế (nếu có) và bắt buộc phải có bản cam kết về thông tiếng hiếm đó.

Khách hàng cần sao y công chứng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về sao y bản chính giá rẻ nhất và giao nhận miễn phí trong nội thành.

 Địa Chỉ: VPĐD: 30D Kim Mã Thượng, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội

 Hotline 24/7: 0968.256.450

 Điện thoại: 0246.658.7358

 Email: Tuvandichtailieu@gmail.com